Bạn đang thắc mắc về bản tự khai tranh chấp đất đai và các vấn đề liên quan nội dung này theo quy định pháp luật hiện hành? Tại bài viết này, Luật Nguyên Khanh sẽ giải đáp cho bạn đọc.
Bản tự khai tranh chấp đất đai là gì?
Rất nhiều người thắc mắc, rằng trong nội dung đơn khởi kiện đã trình bày các nội dung liên quan đến vụ tranh chấp, như: thông tin về đất đai, người có tranh chấp, tranh chấp về vấn đề gì, phát sinh từ năm nào, các loại giấy tờ hiện có đang thể hiện ra sao,… Vậy thì việc viết bản tự khai có phải “dư thừa” hay không?
Hiện nay không có quy định nào nói rõ bản tự khai là gì, cần phải có những nội dung gì trong bản tự khai. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực pháp lý, đơn khởi kiện chỉ trình bày những điểm chung nhất, khái quát nhất theo hướng tóm tắt cơ bản sự việc. Thậm chí, một số mẫu đơn khởi kiện chỉ quan tâm đến phần yêu cầu, không cần nêu nội dung cụ thể.
Sau khi thụ lý, theo thủ tục, Thẩm phán sẽ triệu tập đương sự để tiến hành hòa giải. Trước đó, các bên sẽ được yêu cầu viết bản tự khai, nêu rõ nội dung sự việc. Phần trình bày chi tiết của 2 phía giúp Thẩm phán nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện hơn.
Như vậy, bản tự khai tranh chấp đất đai là phần nội dung chi tiết về vấn đề đang xảy ra mâu thuẫn. Trong đó, người viết được quyền thể hiện các nội dung cần thiết cho quá trình xem xét vụ án. Vì vậy, bản tự khai sẽ mang ý chí, quan điểm của người viết.
Mẫu viết bản tự khai tranh chấp đất đai
Dưới đây là một mẫu bản tự khai tranh chấp đất đai cho bạn đọc tham khảo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
….., ngày …… tháng ….. năm 20…
BẢN TỰ KHAI
Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN ………………………………………
Tôi tên:…………………………………………………………………… Sinh năm:……….
Địa chỉ:……………………………………………………………………
Nay tôi làm bản tự khai trình bày nội dung vụ việt và có yêu cầu như sau:
Đầu tiên tôi xin trình bài về đất nhà tôi .
Thửa đất nhà tôi là , thửa đất số: …., tờ bản đồ số: …. , diện tích đất: ….., (bằng chữ:……………….) loại đất ….. , tọa lạc ………………………………………………..
Nội dung gồm: Trình bày chi tiết các nội dung liên quan đến tranh chấp.
Đến nay, để sự việc được giải quyết rõ ràng, nay tôi xin yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xuống xác minh, đo đạc đất sử dụng của gia đình tôi và gia đình ông ….. theo đúng sổ đỏ của hai nhà để phân định rõ ràng ranh giới. Phần việc này cần có biên bản đo đạt rõ ràng, cụ thể, có chữ ký của các thanh phần tham gia theo đúng yêu cầu của pháp luật.
Kính mong Tòa án xem xét giúp tôi để nhanh chóng giải quyết được sự việc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Việc tự khai kết thúc hồi ……giờ ……phút cùng ngày .
Tôi có đọc lại nội dung, ký tên và chịu trách nhiệm về lời tự khai này .
NGƯỜI KHAI
(Ký, ghi rõ họ tên)
Bản tự khai có được xem là chứng cứ không?
Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về chứng cứ như sau:
Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.
Một tài liệu, sự vật, sự việc được xem là chứng cứ khi đảm bảo được các tính chất, gồm:
- Tính khách quan: chứng cứ tồn tại không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người, không tự tạo ra chứng cứ.
- Tính liên quan: chứng phải có sự liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vụ việc.
- Tính hợp pháp: quá trình thu thập, bảo quản, xem xét, đánh giá, nghiên cứu chứng cứ phải theo đúng trình tự, thủ tục luật định.
Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 nêu rõ, 10 nguồn tài liệu được xem là chứng cứ, bao gồm:
- Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
- Vật chứng.
- Lời khai của đương sự.
- Lời khai của người làm chứng.
- Kết luận giám định.
- Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
- Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
- Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
- Văn bản công chứng, chứng thực.
- Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
Như vậy, bản tự khai chỉ được xem là nguồn của chứng cứ theo các quy định kể trên. Bản tự khai sẽ là chứng cứ khi lời khai đó được xác định có đủ 3 đặc điểm của chứng cứ, là: có thật, được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác gia nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập theo trình tự thủ tục luật định và được Tòa án làm căn cứ để xác định tình tiết khách quan của vụ án.
Vì vậy, những gì được thể hiện trong bản tự khai rất quan trọng, người viết bản tự khai phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì mình viết ra.
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật Dân sự năm 2015;
- Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;
- Luật Đất đai năm 2013.
Hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích cho quý đọc giả liên quan đến bản tự khai tranh chấp đất đai. Nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc cần tư vấn về bản tự khai tranh chấp đất đai, luật đất đai, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline để được sự hỗ trợ và tư vấn chi tiết từ luật sư chuyên về đất đai. Xin chân thành cảm ơn.