Cần tìm luật sư tư vấn luật ly hôn?

Luật sư tư vấn về thủ tục, điều kiện ly hôn nhanh, ly hôn vắng mặt, phân chia tài sản và giành quyền nuôi con, đảm bảo quyền lợi tối đa hoàn toàn miễn phí. Gọi ngay hotline 1900.6185

Sau khi ly hôn vợ chồng có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau không?

Sau khi ly hôn vợ chồng có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau không?

Bạn đang thắc mắc rằng, sau khi ly hôn, vợ chồng có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau không? Tại bài viết này, Công ty Luật Nguyên Khanh sẽ giải đáp và tư vấn cho bạn đọc.

Sau khi ly hôn vợ chồng có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau không?

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (Điều 3, Điều 107, Điều 115), nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng chỉ có thể được đặt ra khi vợ chồng ly hôn và là nghĩa vụ có điều kiện, còn khi đang là vợ chồng, giữa họ không tồn tại nghĩa vụ cấp dưỡng, mà thay vào đó là nghĩa vụ thương yêu, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau (khoản 1 Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn phát sinh khi thỏa mãn các điều kiện như sau:

  • Thứ nhất, một bên vợ hoặc chồng khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng và đồng thời phải kèm theo lý do chính đáng cho yêu cầu của mình.
  • Thứ hai, bên vợ hoặc chồng được yêu cầu có khả năng để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Vấn đề là, pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về vấn đề này, không có tiêu chí cụ thể để xác định thế nào là khó khăn, túng thiếu và lý do thế nào được coi là chính đáng.

Do vậy, khi giải quyết các tình huống trên thực tế, người áp dụng pháp luật sẽ gặp khó khăn do thiếu căn cứ pháp lý, nên trong nhiều trường hợp, người có yêu cầu cấp dưỡng tự do yêu cầu việc cấp dưỡng và việc xét xử trong nhiều vụ án mặc dù có tình tiết tương tự nhưng lại không nhất quán.

Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng có thể phát sinh ngay cả khi hôn nhân đang tồn tại, khi có những điều kiện sau:

  • Khi vợ, chồng không sống cùng và sống xa nhau, vì nhiều ý do như điều kiện công tác, mâu thuẫn về tình cảm nhưng không muốn ly hôn mà chỉ muốn ở riêng (hình thức ly thân), do đó, xin chia tài sản chung…
  • Trong điều kiện sống xa nhau mà một bên vợ hoặc chồng lâm vào tình trạng túng thiếu, khó khăn do bị tai nạn, mất sức lao động, ốm đau, sinh đẻ… Sự túng thiếu, khó khăn đó phải có lý do chính đáng thì mới có cơ sở buộc người kia phải cấp dưỡng.

Tài sản chung của vợ, chồng không có hoặc có nhưng không đủ để đảm bảo cuộc sống bình thường của người túng thiếu, khó khăn. Trong khi đó, người vợ hoặc người chồng có tài sản riêng.

Ví dụ: Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, toàn bộ tài sản chung được chia hết, hai vợ chồng ở riêng. Người vợ bị bệnh hiểm nghèo phải sử dụng hết số tiền được chia nhưng vẫn không đủ, do phải điều trị lâu dài. Trong trường hợp này, người chồng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Do đó, nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng vẫn có thể phát sinh khi đang tồn tại quan hệ hôn nhân chứ không nhất thiết chỉ khi ly hôn. Tuy nhiên, trong Luật HN và GĐ năm 2014 lại chưa quy định cụ thể.

Cần tìm luật sư tư vấn luật ly hôn?

Luật sư tư vấn về thủ tục, điều kiện ly hôn nhanh, ly hôn vắng mặt, phân chia tài sản và giành quyền nuôi con, đảm bảo quyền lợi tối đa hoàn toàn miễn phí. Gọi ngay hotline 1900.6185


Mức cấp dưỡng của vợ chồng sau ly hôn là bao nhiêu?

Về mức cấp dưỡng, theo quy định tại 116 Luật Hôn nhân và Gia đình thì mức cấp dưỡng phụ thuộc vào các điều kiện sau: thu nhập thực tế, khả năng thực tế, nhu cầu của người được cấp dưỡng,… Trường hợp nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Điều 116. Mức cấp dưỡng

1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Cần tìm luật sư tư vấn luật ly hôn?

Luật sư tư vấn về thủ tục, điều kiện ly hôn nhanh, ly hôn vắng mặt, phân chia tài sản và giành quyền nuôi con, đảm bảo quyền lợi tối đa hoàn toàn miễn phí. Gọi ngay hotline 1900.6185


Cơ sở pháp lý

  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
  • Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin về vợ chồng có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau không. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc muốn tìm hiểu thêm về các quy định pháp luật liên quan đến vợ chồng có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau không, hoặc cần sự tham gia của luật sư hôn nhân gia đình trong quá trình tư vấn giải quyết, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE để được tư vấn kịp thời và hiệu quả.

ĐỘI NGŨ LUẬT SƯ