Cần tìm luật sư hỗ trợ luật đất đai?

Luật sư với hơn 23 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề liên quan tới tranh chấp đất đai, chuyển nhượng, sang tên, tặng cho, làm sổ đỏ, chuyển mục đích sử dụng đất,... Gọi 1900.6185 để được tư vấn miễn phí!

Phân biệt hợp đồng chuyển nhượng và hợp đồng mua bán

Phân biệt hợp đồng chuyển nhượng và hợp đồng mua bán

Bạn đang thắc mắc về hợp đồng chuyển nhượng và hợp đồng mua bán và các vấn đề liên quan nội dung này theo quy định pháp luật hiện hành? Tại bài viết này, Luật Nguyên Khanh sẽ giải đáp cho bạn đọc.

Chuyển nhượng là gì?

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hành vi pháp lý của các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình chuyển giao quyền và nghĩa vụ liên quan cho chủ thể khác. Chủ thể được nhận chuyển nhượng phải trả tiền cho bên chuyển nhượng.

Đối tượng của việc chuyển nhượng bao gồm quyền sử dụng (QSD) đất, quyền sở hữu nhà ở (QSH) nhà ở, công trình xây dựng, vật, các quyền gắn liền với QSD đất đó. Bao gồm:

Điều 4, Luật đất đai 2013, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện quản lý. Theo điều luật bất động sản, nhà nước trao quyền cho người dân thông qua việc giao đất và cho thuê đất bằng các văn bản pháp luật hay dưới hình thức là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trong đó, nhà ở là các công trình xây dựng nhằm mục đích để ở, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình. Bao gồm nhà ở riêng lẻ, căn hộ chung cư, nhà liền kề. Tài sản gắn liền với đất như cây lâu năm, giếng nước, tường, hàng rào hay quyền với bất động sản liền kề…

Cần tìm luật sư hỗ trợ luật đất đai?

Luật sư với hơn 23 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề liên quan tới tranh chấp đất đai, chuyển nhượng, sang tên, tặng cho, làm sổ đỏ, chuyển mục đích sử dụng đất,... Gọi 1900.6185 để được tư vấn miễn phí!


Phân biệt hợp đồng chuyển nhượng và hợp đồng mua bán

Cả hợp đồng mua bán và hợp đồng chuyển nhượng đều là những hợp đồng dân sự, được tạo thành do sự thỏa thuận giữa các bên về xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Hợp đồng chuyển nhượng

Tại Việt Nam xuất phát từ chế độ chính trị Đất đai thuộc hình thức sở hữu nhà nước, do Chính phủ thống nhất quản lý. Quyền sử dụng đất của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác được xác lập do Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác cũng được xác lập do được người khác chuyển quyền sử dụng đất phù hợp với quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất chuyển giao đất và quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng, còn bên nhận chuyển nhượng trả tiền cho bên chuyển nhượng theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Tên, địa chỉ của các bên; Quyền, nghĩa vụ của các bên; Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất; Thời hạn sử dụng đất của bên chuyển nhượng; thời hạn sử dụng đất còn lại của bên nhận chuyển nhượng; Giá chuyển nhượng; Phương thức, thời hạn thanh toán; Quyền của người thứ ba đối với đất chuyển nhượng; Các thông tin khác liên quan đến quyền sử dụng đất; Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng.

Ở đây đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là đất đai là hàng hóa đặc biệt mà cá nhân, pháp nhân hộ gia đình được xác lập quyền sử dụng theo quy định.

Hợp đồng mua bán

Hợp đồng mua bán là sự thoả thuận mua bán hàng hóa giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán.

Đối tượng của hợp đồng mua bán là tài sản được phép giao dịch. Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng mua bán là quyền tài sản thì phải có giấy tờ hoặc các bằng chứng khác chứng minh quyền đó thuộc sở hữu của bên bán. Ngoài ra các bên tham gia hợp đồng thỏa thuận các điều khoản về: Chất lượng của vật mua bán, giá và phương thức thanh toán, thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán, địa điểm giao tài sản, phương thức giao tài sản, trách nhiệm giao vật không đúng chủng loại, trách nhiệm do giao vật không đúng số lượng, Thời điểm chịu rủi ro……

Các tài sản được phép giao dịch căn cứ theo điều 163 bộ luật dân sự năm 2005 quy định gồm trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu, quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, nhà ở…

Trong quy định của bộ luật dân sự, luật nhà ở có quy về giao dịch nhà ở: Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Áp dụng Đối với hợp đồng mua bán nhà ở do được đầu tư xây dựng mới (bao gồm mua bán nhà ở có sẵn và mua bán nhà ở hình thành trong tương lai) – Trực tiếp liên quan đến “quyền sở hữu tài sản sản”. Hay nói đơn giản là chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho người khác.

Cần tìm luật sư hỗ trợ luật đất đai?

Luật sư với hơn 23 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề liên quan tới tranh chấp đất đai, chuyển nhượng, sang tên, tặng cho, làm sổ đỏ, chuyển mục đích sử dụng đất,... Gọi 1900.6185 để được tư vấn miễn phí!


Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Dân sự năm 2015;
  • Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;
  • Luật Đất đai năm 2013.

Hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích cho quý đọc giả liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng và hợp đồng mua bán. Nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc cần tư vấn về hợp đồng chuyển nhượng và hợp đồng mua bán, luật đất đai, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline để được sự hỗ trợ và tư vấn chi tiết từ luật sư chuyên về đất đai. Xin chân thành cảm ơn.

ĐỘI NGŨ LUẬT SƯ